Để biết được laptop có ổ cứng loại gì? SSD hay HDD, nếu là SSD thì ổ cứng đó là chuẩn gì? Thì ta cần lần lượt làm theo các bước sau để xác định ổ cứng trong máy tính là ổ cứng gì và dung lượng là bao nhiêu. Đầu tiên ta bấm chuột phải vào My Computer cho máy tính Win 7 (trên Windows 10 là This PC) để chọn Manage.
Việc so sánh với các ổ cứng cơ học thông thường (Hard Disk Drive – HDD), Solid State Drive (SSD) nhanh hơn và đảm bảo an toàn dữ liệu hơn rất nhiều. Do vậy, SSD rất được ưa chuộng với vai trò một ổ đĩa chứa Windows, giúp cải thiện đáng kể thời gian khởi động Win và khởi chạy ứng dụng.
Nếu gần đây bạn đã mua máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn được build sẵn và không chắc hệ thống đang dùng có ổ SSD hay không, bạn có thể sử dụng các công cụ Windows tích hợp để xác minh điều đó mà không cần mở tung máy tính ra. Dưới đây là một vài cách khác nhau để tìm hiểu xem hệ thống đang có SSD, HDD hay cả hai trong Windows 10.
- Cách xem bạn đang sử dụng ổ SSD hay HDD
- Sử dụng công cụ Defragment and Optimize Drive
- Sử dụng PowerShell
- Sử dụng Speccy (phần mềm của bên thứ ba)
1. Sử dụng công cụ Defragment and Optimize Drive
Công cụ Defragmentation trong Windows 10 thường được sử dụng để chống phân mảnh ổ đĩa. Là một phần trong Windows 10, công cụ Defragment cung cấp khá nhiều thông tin về tất cả các ổ đĩa vật lý trên hệ thống. Có thể sử dụng thông tin đó để tìm hiểu xem bạn có SDD hay không.
- Đầu tiên, tìm kiếm Defragment and Optimize Drive trong menu Start và mở nó.
- Ngay sau khi công cụ Defragment được mở, bạn sẽ thấy tất cả các phân vùng của mình trên màn hình chính. Nếu nhìn vào phần Media Type, bạn có thể thấy loại ổ cứng nào mình có. Nếu có ổ SSD, công cụ sẽ liệt kê là Solid State Drive. Nếu có ổ cứng cơ học thông thường, nó sẽ liệt kê nó là Hard Disk Drive.

Trong trường hợp ví dụ, có hai ổ đĩa: SSD để cài đặt Windows và HDD để lưu trữ thường xuyên, công cụ Defragment đang hiển thị cả hai ổ đĩa.
Khi đã xác minh được mình có ổ SSD hay không, chỉ cần đóng cửa sổ lại. Đừng lo lắng về sự phân mảnh. Windows sẽ tự động chống phân mảnh ổ đĩa hàng tuần hoặc hàng tháng.
2. Sử dụng PowerShell
Với PowerShell bạn chỉ cần một lệnh duy nhất là có thể biết máy tính đang có ổ SSD, HDD hay cả hai.
- Để có được thông tin chi tiết về ổ cứng, bạn cần mở PowerShell với quyền admin. Để làm điều đó, hãy tìm kiếm PowerShell, trong menu Start, nhấp chuột phải vào kết quả và chọn tùy chọn Run as Administrator.
- Trong cửa sổ PowerShell, hãy nhập: Get-PhysDisk Sau đó, nhấn Enter để thực thi lệnh. Lệnh này sẽ quét và liệt kê tất cả các ổ cứng trên hệ thống với nhiều thông tin hữu ích như số sê-ri, tình trạng “sức khỏe”, kích thước, v.v… liên quan đến từng ổ đĩa vật lý.
- Giống như với công cụ Defragment, nếu xem phần Media Type, bạn có thể thấy loại ổ cứng của mình. Nếu bạn có SSD, Media Type sẽ liệt kê nó là SSD.

3. Sử dụng Speccy (phần mềm của bên thứ ba)
Speccy là một công cụ bên thứ ba đơn giản, miễn phí, hiển thị rất nhiều thông tin liên quan đến tất cả phần cứng hệ thống như CPU, ổ cứng, bo mạch chủ, thiết bị ngoại vi, card mạng, v.v…
Kiểm tra hệ thống phần cứng trên PC với Speccy
- Tải xuống Speccy tại đây. Sau khi tải xuống, cài đặt và mở Speccy bằng shortcut hoặc menu Start.
- Sau khi mở Speccy, hãy chọn Storage trên bảng điều khiển bên trái. Trên bảng điều khiển, bên phải Speccy sẽ liệt kê tất cả các ổ cứng. Nếu có ổ SSD trong hệ thống, Speccy sẽ thêm tag “(SSD)” bên cạnh tên ổ cứng. Như có thể thấy trong hình ảnh bên dưới, SSD có tag này còn HDD thì không.

Trên đây là 3 cách để kiểm tra xem máy tính đang dùng ổ SSD hay HDD. Nếu bạn muốn biết nhiều thông tin về hệ thống máy tính của mình hơn, hãy thử kiểm tra cấu hình máy tính với bài viết mà laptopdellgiare.com đã hướng dẫn. Bạn cũng có thể kiểm tra tình trạng ổ cứng, xem nhiệt độ ổ cứng để có cách sử dụng ổ cứng hợp lý hơn.
Nếu có phương pháp khác để biết ổ cứng đang dùng là SSD hay HDD, hãy chia sẻ với chúng tôi và các bạn đọc khác trong phần bình luận bên dưới nhé.
Chúc bạn thành công!
Xem thêm:
Ổ cứng SSD tốt nhất cho máy tính Windows
7 lý do nên nâng cấp lên ổ SSD
SSD và HDD, chọn ổ nào?
Những điều cần biết khi nâng cấp ổ cứng lên SSD cho laptop